Rụng tóc là gì?

Theo giới chuyên gia, rụng tóc có thể định nghĩa là tình trạng giảm bớt số lượng tóc tự nhiên của cơ thể. Số lượng tóc rụng trung bình mỗi ngày là 20-40 chiếc với người bình thường. Người bị rụng nhiều tóc có thể có khoảng 70-100 hoặc hơn 100 sợi tóc rụng mỗi ngày.

Rụng tóc thường gây ra những vấn đề lớn về thẩm mỹ và tâm lý cho phụ nữ. Nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến nhất là rối loạn nội tiết tố nữ. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi xin phép chỉ để cập đến vấn đề rụng tóc do rối loạn nội tiết. Một số nguyên nhân khác có thể gây rụng tóc ở nữ là: Chấn thương, dùng thuốc, nhiễm trùng, bệnh hệ thống,...

Tại sao rối loạn nội tiết tố khiến tóc gãy rụng?

Theo nghiên cứu, 80% các trường hợp khô âm đạo, rụng tóc ở nữ đều là do rối loạn nội tiết tố. Cụ thể là sự sụt giảm hormone estrogen – hay còn gọi là nội tiết tố nữ. Bình thường, hàm lượng nồng độ estrogen của chị em nằm trong khoảng 50 – 400pg/ml. Nếu nồng độ estrogen dưới mức 100 pg/ml có nghĩa cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố nữ.

chi-em-bi-rung-toc-do-roi-loan-noi-tiet-to.webp

Chị em bị rụng tóc do rối loạn nội tiết tố

Với trường hợp rụng tóc, khi nồng độ estrogen giảm xuống, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hơn một loại hormone có tên là DHT (viết tắt của Dihydrotestosterone – có trong tuyến thượng thận, nang tóc, tinh hoàn và tuyến tiền liệt). Nếu như testosterone và estrogen ở mức bình thường, hormone DHT này chỉ tồn tại với hàm lượng rất thấp. Khi DHT tăng cao lên, da đầu sẽ tăng tiết chất nhờn, nang tóc bị bịt kín, teo nhỏ lại, sự tưới máu đến nang tóc kém đi, quá trình tuần hoàn dưới nang tóc cũng hạn chế, làm tóc rất yếu và dễ rụng. Tình trạng rụng tóc xảy ra nặng hơn lúc chải tóc, gội đầu hoặc kể cả khi không có lực tác động đến mái tóc. Tóc sau khi rụng cũng thường rất khó mọc lại.

Bên cạnh đó, hay thức khuya, stress, chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất,… cũng làm tăng nguy cơ rối loạn nội tiết tố, gây khô hạn, rụng tóc nhiều hơn.

Đối tượng nào dễ bị rụng tóc?

Những đối tượng phụ nữ sau có nguy cơ bị rụng tóc nhiều hơn là:

  • Có người thân bị hói đầu.
  • Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh hay mãn kinh.
  • Cân nặng bị giảm đột ngột.
  • Gặp nhiều căng thẳng, lo lắng, stress.
  • Mắc các bệnh da liễu như nấm đầu, lupus ban đỏ.
  • Phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ sau sinh.
  • Phụ nữ bị các vấn đề về cơ quan sinh dục như đa nang buồng trứng, u xơ tử cung,...

Tóc gãy rụng gây ảnh hưởng gì?

Tình dục và sắc đẹp là 2 yếu tố được chị em phụ nữ quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, khi cô bé mái tóc kém suôn mượt, óng ả, chị em chắc chắn sẽ chìm trong cảm giác tự ti, ngại ngùng.

Người ta có câu “cái răng cái tóc là góc con người”, ý chỉ mái tóc rất quan trọng. Vì vậy, khi bị rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc, cuộc sống sẽ bị đảo lộn khá nhiều.

- Là nguyên nhân gây hói đầu: Tóc sau khi rụng, phần nang tóc còn lại nếu vẫn tiếp tục bị hạn chế tưới máu sẽ nhanh chóng chết đi, làm tóc không thể mọc lại được. Số tóc trên đầu ngày một ít sẽ gây hói đầu, ngay cả khi bạn còn rất trẻ. 

- Gây ngứa: Rụng tóc cũng thường đi kèm với da đầu khô. Điều này gây ra cảm giác ngứa ngáy, thậm chí xuất hiện nhiều gàu.

- Tác động xấu đến tâm lý: Tóc mỏng, hói đầu, thậm chí đầu nhiều gàu không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn khiến bạn tự ti, ngại giao tiếp. Ngoài ra, những sợi tóc rụng rơi đầy sàn nhà, trên giường, trên ghế,… không chỉ khiến bạn e ngại, bối rối mà còn khiến những người xung quanh phiền lòng.

Rụng tóc nhiều quá có nguy hiểm không?

Rụng tóc là một vấn đề lớn đối với chị em phụ nữ vì nó gây ra những rối loạn tiêu cực về tâm sinh lý, khiến chị em tự ti về ngoại hình. Nhưng nguy hiểm hơn, rụng tóc có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh: Rối loạn nội tiết tố, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn hay các bệnh hệ thống khác,... 

Do đó, khi tình trạng rụng tóc ngày một nhiều, người bệnh nên thăm khám y khoa hoặc hỏi xin tư vấn của các bác sĩ da liễu để có thể kịp thời điều trị bệnh cũng như hạn chế được nguy cơ hói đầu do rối loạn nội tiết gây ra. 

Giải cứu tóc gãy rụng do rối loạn nội tiết

Để khắc phục tình trạng khô hạn, rụng tóc, điều quan trọng nhất là phải cân bằng lại nồng độ nội tiết tố trong cơ thể. Việc này có thể thực hiện qua một số biện pháp đơn giản như:

- Ăn uống đủ chất: Tích cực uống đủ nước (ít nhất 2 lít/ngày), ăn nhiều thực phẩm chứa protein, kẽm, vitamin như: Rau củ quả tươi và các loại thịt, cá; Thức ăn giúp tăng cường estrogen có nguồn gốc tự nhiên như: Đậu nành và chế phẩm đậu nành (giá đỗ, sữa đậu nành,…).

nen-xay-dung-loi-song-khoa-hoc-de-can-bang-noi-tiet-trong-co-the.webp

Nên xây dựng lối sống khoa học để cân bằng nội tiết trong cơ thể

- Xây dựng lối sống khoa học: Ngủ đủ giấc, đi ngủ sớm (trước 22h), giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, dành nhiều thời gian tập thể dục, chơi các môn thể thao. Bạn cũng có thể massage nhẹ nhàng da đầu để kích thích lưu thông máu, ngăn ngừa rụng tóc.

- Giảm áp lực lên tóc: Trong thời gian tóc đang bị rụng, bạn không nên tết tóc hay buộc quá chặt; Tuyệt đối không nên sử dụng hóa chất uốn, ép, nhuộm, tẩy tóc; Hạn chế dùng các hóa chất giữ nếp như gel, sáp hay tạo kiểu tóc bằng máy sấy, máy uốn, máy dập.

- Nên lựa chọn dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp, thành phần thiên nhiên lành tính để khắc phục tình trạng khô âm đạo.

- Dùng sản phẩm bổ sung nội tiết tố.

- Sử dụng thảo dược: Một số loại thảo dược giúp khắc phục tình trạng rụng tóc nhờ bổ sung một lượng estrogen tự nhiên cho cơ thể là:

Cây trinh nữ Châu Âu: Các thành phần tecpen, flavonoid và tinh dầu có trong thảo dược này có tác dụng cân bằng nội tiết tố nữ trong cơ thể. Điều này đã được chứng minh trong thí nghiệm: 23 người phụ nữ đã giảm các triệu chứng mãn kinh bao gồm rụng tóc, bốc hỏa, mệt mỏi,... sau khi dùng một lượng duy nhất dịch chiết từ cây trinh nữ Châu Âu. 

Bột ngọc trai: Tuy không phải là một thảo dược nhưng bột ngọc trai là một thành phần tự nhiên giúp cân bằng nội tiết tố nữ cực hiệu quả. Bột ngọc trai từ lâu đã được Trung Quốc sử dụng để “lấy lại” thanh xuân cho phụ nữ do có tính chống oxy hóa cao cùng khả năng tái tạo tế bào.

Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng để lại bình luận để được tư vấn chi tiết hơn.

Tham khảo:

https://www.shopnodana.com/causes-of-hair-loss-in-women/

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16921-hair-loss-in-women

https://hormonesbalance.com/articles/causes-of-hair-loss-in-women-and-potential-treatments/