Nội tiết tố được ví như “nhựa sống” của người phụ nữ. Nhiều chị em lo lắng, khi đến giai đoạn bị suy giảm nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì để cải thiện? Việc sử dụng thuốc liệu có gây tác dụng phụ không? Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời chính nhất cho vấn đề trên!

Suy giảm nội tiết nữ là gì?

Nội tiết tố nữ có tên khoa học là estrogen. Đây là hormone sinh dục nữ chủ yếu do buồng trứng tiết ra, một phần nữa ở nhau thai và tuyến thượng thận. Sau đó, chúng sẽ đi theo máu và gắn vào các thụ thể estrogen ở tế bào tại mô đích như tuyến vú, cổ tử cung, não, xương, tim. 

Nội tiết tố nữ giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Nhưng theo quy luật tự nhiên, nhu cầu nội tiết tố sẽ thay đổi rất nhiều khi phụ nữ dần lớn tuổi. Thông thường, thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ bắt đầu từ 45 tuổi, nhưng cũng có nhiều trường hợp bắt đầu tiền mãn kinh sớm ở tuổi 40. Trong thời kỳ này, việc sản xuất hormone trong buồng trứng bắt đầu chậm lại. Nồng độ estrogen dao động và giảm dần, gây ra tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ

Suy giảm nội tiết tố là gì?

Suy giảm nội tiết tố là gì?

Suy giảm nội tiết tố nữ đã và đang là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em. Sự sụt giảm nội tiết tố estrogen khiến chị em ăn không ngon, ngủ cũng chẳng yên bởi gặp phải hàng loạt vấn đề như: Cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô hạn, mất ngủ,… Kèm theo đó là tâm trạng thất thường, lo âu, tóc khô rụng và da dần kém sắc, không được hồng hào, căng mịn như xưa, nếp nhăn cũng bắt đầu hình thành nhanh chóng.  

>>> Xem thêm: Khô rát do suy giảm nội tiết tố nữ - Làm sao để cải thiện?

Bị suy giảm nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì? 

“Bị suy giảm nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì?” - Đây là câu hỏi của rất nhiều chị em khi phải bước chân vào giai đoạn “khó ở” này. Theo giới chuyên gia, thuốc nội tiết thường được chỉ định để cải thiện các tình trạng liên quan đến thiếu hụt hormone ở nữ giới. Liệu pháp hormone là cách gọi chung của việc điều trị suy giảm nội tiết tố nữ bằng thuốc. Cụ thể: 

- Liệu pháp estrogen: Estrogen có tác dụng làm giảm bớt một số triệu chứng của thời kỳ mãn kinh như: Bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ, khô âm đạo. Estrogen có các dạng viên nén, miếng dán, gel, thuốc xịt hoặc các chế phẩm âm đạo (vòng đặt, viên đặt âm đạo, kem bôi,...). Việc lựa chọn loại estrogen còn tùy thuộc vào các triệu chứng của từng trường hợp. Ví dụ, kem bôi âm đạo, viên đặt âm đạo và vòng âm đạo được sử dụng để chữa khô âm đạo, trong khi thuốc viên hoặc miếng dán được sử dụng để làm dịu cơn bốc hỏa. Liệu pháp estrogen thường được áp dụng cho phụ nữ đã cắt bỏ tử cung. 

- Liệu pháp kết hợp: Nếu chỉ dùng thuốc nội tiết estrogen mà không có progestin thì sẽ gia tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Ngày nay, đa phần progestin được chỉ định dùng kết hợp với estrogen ở những phụ nữ chưa cắt bỏ tử cung để loại trừ nguy cơ kể trên. Progestin thường được dùng ở dạng viên, ngoài ra cũng có dạng miếng dán tương tự estrogen. 

Bị suy giảm nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì? 

Bị suy giảm nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì? 

Phụ nữ khi sử dụng thuốc điều trị suy giảm nội tiết tố có thể gặp phải một số tác dụng phụ, bao gồm các phản ứng nhẹ và phản ứng nghiêm trọng. Cụ thể: 

- Các tác dụng phụ nhẹ của thuốc nội tiết phổ biến bao gồm: Đau nhức hoặc căng ngực; Chóng mặt, choáng váng; Đau đầu; Tăng cân nhanh chóng; Sưng bàn chân, cẳng chân, chuột rút;... 

- Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể xảy ra bao gồm: 

+ Tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân (huyết khối tĩnh mạch sâu) và cục máu đông ở phổi (thuyên tắc phổi) lên 2 - 3 lần. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là những tình trạng này cực kỳ hiếm ở phụ nữ khỏe mạnh. Đối với phụ nữ có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh cục máu đông thì nên cân nhắc trước khi dùng liệu pháp hormone. 

+ Chảy máu âm đạo bất thường: Phụ nữ đang điều trị bằng liệu pháp hormone có nhiều khả năng bị chảy máu âm đạo bất thường. 

+ Nếu sử dụng liệu pháp hormone trong hơn 5 năm có nguy cơ mắc ung thư vú, bệnh tim và đột quỵ cao hơn những người không sử dụng.

Sử dụng thảo dược 

Như đã đề cập, nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tiền mãn kinh ở phụ nữ là do suy giảm nồng độ estrogen. Do đó việc bổ sung chúng vào trong chu trình chăm sóc sức khỏe để hạn chế tác hại của tiền mãn kinh gây ra là điều vô cùng quan trọng. 

Thiên ma

Bắt nguồn từ Bắc Mỹ, Thiên ma đã được sử dụng phổ biến trong y học Ấn Độ trong việc điều trị các vấn đề của tiền mãn kinh. Theo nghiên cứu, Thiên ma chứa lượng lớn acid fukinolic- một hoạt chất có đặc điểm giống estrogen. Do đó nó được sử dụng để thay thế các liệu pháp bổ sung hormone tổng hợp hiệu quả. 

Đậu nành 

Đậu nành luôn được biết đến là loại hạt chứa hàm lượng isoflavone - là một loại estrogen tự nhiên dễ hấp thụ. Do đó với phụ nữ bị tiền mãn kinh thì các chuyên gia luôn khuyến khích bổ sung đậu nành trong bữa ăn hàng ngày. Điều đó giúp hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng của thiếu hụt nội tiết tố nữ gây ra. 

Trinh nữ Châu Âu  

Trinh nữ Châu Âu nổi tiếng từ xa xưa với khả năng làm cân bằng nội tiết tố nữ, tăng mức độ hormone hoàng thể, hormone kích thích nang trứng. Từ đó hạn chế các ảnh hưởng của tiền mãn kinh gây nên cho cơ thể người phụ nữ. 

Để làm được điều đó Trinh nữ Châu Âu chứa trong mình hoạt chất vàng - Dopaminergic có khả năng làm giảm các cơn bốc hỏa, mất ngủ, suy giảm sinh lý nữ và cải thiện làn da, nếp nhăn. Do đó Trinh nữ Châu Âu luôn được coi là bí mật giữ gìn tuổi xuân của nhiều hoàng tộc ngày xưa. 

Bột ngọc trai  

Bột ngọc trai vốn là loại thuốc quý thường hay được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị các vấn đề lão hóa ở da do tiền mãn kinh gây nên. Với hàm lượng protein và khoáng chất cao thì bột ngọc trai còn giúp chống oxy hóa mạnh mẽ.  

Ngoài ra, có thể kết hợp bột ngọc trai với trinh nữ Châu Âu để tăng hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố gây ra. Từ đó cải thiện sức khỏe, tâm lý người phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh. 

Như vậy, dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ rất phong phú, gây ra nhiều phiền toái cho chị em phụ nữ khi đến giai đoạn này. Nếu như các triệu chứng gia tăng ở mức độ trầm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến với cuộc sống. Lời khuyên là hãy đi khám để được có những sự tư vấn và phác đồ điều trị phù hợp.